237 Tô Hiến Thành, P.13, Q.10, Tp.HCM
Tel: (84.8) 8629686 Fax: (84.8) 9629371
Email: info@cadovimex.com.vn
Website: www.cadovimex.com.vn
English
 
 
Trang chủ Tin tức Ðặt hàng Quan hệ cổ đông Liên hệ
 
 
 
 
tin tức  
 
  Hop tac kinh doanh
  Thị trường
 
Trang chủ >Tin tức
 
Báo cáo của Rabobank về thị trường tôm thế giới năm 2015

(vasep.com.vn) Dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi khiến nguồn cung tôm nguyên liệu của thế giới không ổn định. Xu hướng không ổn định này dự kiến còn tiếp diễn trong thời gian tới. Nhu cầu tôm nguyên liệu trên thế giới dự kiến vẫn tốt. Quan trọng là các nước sản xuất cần áp dụng các phương thức sản xuất bền vững và quan tâm tới các chứng nhận trong sản xuất.



Các thị trường NK chính

Mỹ vẫn là thị trường NK tôm lớn nhất thế giới, tiếp đó là EU và Nhật Bản đứng ở vị trí thứ ba.

Các nước sản xuất tôm chính

Châu Á vẫn giữ vai trò chủ đạo về sản xuất tôm trên thế giới, tiếp đó là Mỹ Latinh. Nguồn cung tôm nguyên liệu trên thế giới đang phục hồi sau dịch EMS, tuy nhiên giá tôm thế giới giảm làm chậm quá trình tăng trưởng của sản lượng tôm thế giới.

Theo báo cáo của Rabobank, sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 2014 ước đạt trên 3 triệu tấn. Dự kiến năm 2015 đạt xấp xỉ 3,5 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2014 và năm 2016 dự báo sản lượng cán mốc 3,5 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2015.

Năm 2012, sản lượng giảm 3% so với năm 2011 và sản lượng năm 2013 giảm 2% so với năm 2012 do dịch EMS trên tôm nuôi.

Năm 2012, sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc đạt cao nhất với 850 nghìn tấn, Thái Lan đứng thứ hai với 599 nghìn tấn, Indonesia thứ ba với 355 nghìn tấn, tiếp đó là Việt Nam với 330 nghìn tấn, Ấn Độ đứng thứ 5 sản xuất được 268 nghìn tấn. Dự kiến năm 2020, Trung Quốc vẫn đứng đầu với 1,1 triệu tấn, Thái Lan thứ hai với 650 nghìn tấn, Việt Nam 600 nghìn tấn. Tiếp theo là Indonesia, Ấn Độ và Ecuador với sản lượng dự kiến lần lượt là 524 nghìn tấn, 496 nghìn tấn và 415 nghìn tấn.

Thái Lan

Từng là vương quốc tôm nuôi tuy nhiên sản lượng giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch EMS. Từ 600 nghìn tấn năm 2012, giảm gần một nửa xuống còn trên 300 nghìn tấn. Năm 2014, sản lượng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm (kể từ năm 2006) khoảng 270 nghìn tấn. Không chỉ EMS, Thái Lan còn phải đối mặt với nhiều loại thuế XK và đặc biệt phải hứng chịu những cáo buộc về lạm dụng lao động trong sản xuất thủy sản nói chung và ngành chế biến tôm nói riêng. Một số nhà bán lẻ châu Âu và Mỹ đã từ chối các nhà cung cấp Thái Lan trong khi một số khác buộc phải cam kết đồng hành và hỗ trợ giải quyết vấn đề. Năm 2015, sản xuất tôm ở Thái Lan đang trong quá trình hồi phục và dự kiến sản xuất năm 2016 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của năm 2015.

Trung Quốc

Sản lượng tôm chỉ phục hồi nhẹ từ 2014 đến 2016 và không đủ để đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh. XK tôm của nước này ngày càng giảm trong khi nhu cầu ngày càng tăng.

Ấn Độ

Trước đây, thị trường NK chính tôm Ấn Độ lần lượt là Mỹ, EU, Nhật Bản và UAE. Hiện, Ấn Độ chủ yếu cung cấp tôm cho các thị trường theo thứ tự là Mỹ, EU, Việt Nam và Nhật Bản. Tôm nguyên liệu đông lạnh và sản phẩm XK chủ yếu của Ấn Độ, tiếp đó là tôm chế biến, tôm tươi/ướp lạnh chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng XK tôm của Ấn Độ. XK tôm của nước này tăng trưởng đều từ năm 2012 đến 2014. Dịch EHP dự kiến làm giảm sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ từ 10-20% trong năm 2015 (dự kiến đạt 300.000 tấn).

Ecuador

Trong khi khu vực sản xuất tôm ở châu Á phải đối mặt với vấn đề dịch bệnh, Ecuador là khu vực được hưởng lợi nhiều nhất. Ecuador có xu hướng chuyển hướng XK sang châu Á và Trung Quốc và trở thành cầu nối giữa các thị trường châu Á và phương Tây.

Tôm nuôi có khả năng sẽ được phát triển thêm ở các khu vực sản xuất khá mới mẻ như châu Phi, Australia và Trung Đông.

Kết luận

Tỷ giá và yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh của các nhà sản xuất tôm trên thế giới. Đồng nội tệ của Brazil giảm mạnh nhất 44%, tiếp đó là đồng tiền của Mexico. Đồng nội tệ của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đều giảm giá từ 4-21% trong đó tiền tệ của Indonesia giảm mạnh nhất 21% và NDT của Trung Quốc giảm ít nhất 4%.

Trước năm 2000, tôm sú và tôm loại khác đóng vai trò then chốt trong cơ cấu tôm nuôi của thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2000, tỷ trọng tôm sú và tôm loại khác giảm trong khi tôm chân trắng ngày càng tăng với mức tăng trưởng 400%. Do tăng trưởng mạnh nên các nhà sản xuất cần có chiến lược phát triển để ngăn ngừa những nguy cơ về mặt sinh học đối với môi trường và hướng tới phát triển bền vững. Cần tăng cường hợp tác trong ngành để giải quyết vấn đề về dịch bệnh.

Đối với vấn đề này, ngành tôm có thể học tập kinh nghiệm của ngành cá hồi Chile. Năm 2011, Rabobank và Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã bắt tay hợp tác để cải thiện chuỗi sản xuất nông nghiệp thế giới bền vững hơn. Một trong những hoạt động này là dự án cải thiện chuỗi sản xuất cá hồi ở Chile. Dự án tập trung tăng sản lượng và năng suất, sử dụng các phương pháp quản lý bền vững cùng với bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Dự án cũng kêu gọi sự hợp tác của các NGO, các chính phủ và người tiêu dùng và đã đạt được những bước tiến lớn về nuôi cá hồi bền vững ở Chile.


 

 
 
   Copyright © 2010 by Cadovimex. Developed by Logic Solution